Ebook tiểu thuyết
Cô gái thành Rome (1530 trang)
Giới thiệu
Alberto Moravia viết cuốn Cô gái thành Rome ở tuổi bốn mươi. Cuốn truyện là lời kể mộc mạc của nhân vật chính về cuộc đời mình. Ngôn ngữ, suy nghĩ, lập luận của tác giả đều bị nhân vật quy định. Chỉ bằng từ vựng ít ỏi vả khả năng quan sát khiêm tốn của Adriana, Moravia vẫn đủ sức làm cho làm sáng rõ những biến động tâm lý, những thay đổi tính cách trong nhiều nhân vật. Bằng những hiện tượng dễ thấy, Moravia bộc lộ được bản chất sâu kín nhất của xã hôi ông đang sồng. Ông cắt nghĩa sự sa đọa của một tâm hồn trong sáng và lý giải sự sáng trong của những cuộc đời sa đọa một cách chân thực đến kinh ngạc. Chất liệu trong cuốn tiểu thuyết này đều không có chỗ nào là cường điệu hay cố ý. Mọi sự đều diễn ra tự nhiên, hợp lý và rất đời thường. Ấy thế mà một cô gái trong trắng, thùy mị như Adriana bị đẩy vào trụy lạc. Ngay chính nhân vật cũng bàng hoàng trước sự sa đọa khủng khiếp của đời mình khi mọi sự lại vẫn cứ như không có gì xảy ra: cô vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn xinh tươi, nắng vẫn chiếu trên vỉa hè. Có lúc cô phải kêu lên: "Mình là một con đĩ", để thấy cái tác động của những đổi thay đó đến lòng mình. Tài năng của Moravia là dựng lại được cái vẻ đời thường đó của tội ác. Ông cảnh tỉnh xã hội và cảnh tỉnh mỗi con người: trong đời thường cái ranh giới xấu tốt, thiện ác có khi chỉ là một sợi tóc, mong manh đến nỗi ngỡ như không có và chúng ta cũng như toàn xã hội đi qua nó lúc nào không biết.
Cô gái thành Rome (1530 trang)
Giới thiệu
Alberto Moravia viết cuốn Cô gái thành Rome ở tuổi bốn mươi. Cuốn truyện là lời kể mộc mạc của nhân vật chính về cuộc đời mình. Ngôn ngữ, suy nghĩ, lập luận của tác giả đều bị nhân vật quy định. Chỉ bằng từ vựng ít ỏi vả khả năng quan sát khiêm tốn của Adriana, Moravia vẫn đủ sức làm cho làm sáng rõ những biến động tâm lý, những thay đổi tính cách trong nhiều nhân vật. Bằng những hiện tượng dễ thấy, Moravia bộc lộ được bản chất sâu kín nhất của xã hôi ông đang sồng. Ông cắt nghĩa sự sa đọa của một tâm hồn trong sáng và lý giải sự sáng trong của những cuộc đời sa đọa một cách chân thực đến kinh ngạc. Chất liệu trong cuốn tiểu thuyết này đều không có chỗ nào là cường điệu hay cố ý. Mọi sự đều diễn ra tự nhiên, hợp lý và rất đời thường. Ấy thế mà một cô gái trong trắng, thùy mị như Adriana bị đẩy vào trụy lạc. Ngay chính nhân vật cũng bàng hoàng trước sự sa đọa khủng khiếp của đời mình khi mọi sự lại vẫn cứ như không có gì xảy ra: cô vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn xinh tươi, nắng vẫn chiếu trên vỉa hè. Có lúc cô phải kêu lên: "Mình là một con đĩ", để thấy cái tác động của những đổi thay đó đến lòng mình. Tài năng của Moravia là dựng lại được cái vẻ đời thường đó của tội ác. Ông cảnh tỉnh xã hội và cảnh tỉnh mỗi con người: trong đời thường cái ranh giới xấu tốt, thiện ác có khi chỉ là một sợi tóc, mong manh đến nỗi ngỡ như không có và chúng ta cũng như toàn xã hội đi qua nó lúc nào không biết.
Mãi dâm là một vết đê nhục trong đời sống nhân loại. Khi con người bị đẩy xuống hàng công cụ sẽ xuất hiện một thế giới phi nhân tính, mọi quan hệ tình cảm đều bị biến dạng. Người ta kinh ngạc tự hỏi: vậy những cô gái trong nghề đó vui buồn ra sao? Vì sao họ trở thành như vậy? Gần như có một bức màn bí ẩn bao phủ cái "nghề nghiệp" kỳ quặc ấy. Chẳng thế mà anh sinh viên Giacomo trong buổi trò chuyện đầu tiên với Adriana đã bất đồ bẻ ngoéo một ngón tay cô, để xem cô có biết đau như người thường không?
A. Moravia không làm điều tra xã hội học (như Vũ Trọng Phụng ở ta trong cuốn Làm Đĩ), ông chỉ nghiên cứu tâm lý. Ở một bối cảnh tha hóa nhân tính như thế, những gì còn lại ở tính người? Chất người tốt đẹp còn hiện diện ở những đâu? Đọc A. Moravia, nên đọc vào từng nhân vật.
Bà mẹ Adriana là người đầu tiên đẩy Adriana vào trụy lạc, nhưng bà không tự biết hay nói đúng hơn là bà không nghĩ, không muốn nghĩ, không dám nghĩ tới các hậu quả của nó. Bà chỉ muốn thoát ra khỏi cảnh khốn cùng. Bà thương con gái, bà không muốn con bà phải lặp lại cuộc đời khốn khổ như bả. Muốn thế chỉ còn cách coi sắc đẹp trời phú của Adriana như một thứ tài sản, một cái vốn để sinh lợi. Từ thực tiễn đến thực dụng, bà mẹ đã ấp ủ cái ý định mà chính bà cũng không dám nhìn thẳng vào nó, sử dụng thân xác con gái như một món hàng. Nhưng bà là bà mẹ. Cái chất mẹ ấy đã âm ỉ cắn rứt lương tâm bà, có lúc làm bà kinh hãi. Ngòi bút giải phẫu của Moravia rất sâu sắc trong việc thể hiện tính cách phức tạp như vậy.
Gino là nguyên nhân trực tiếp đẩy Adriana vào sa ngã. Đây là nhân vật có tính cách đê mạt nhất trong cuốn truyện, nhưng đấy lại là người lý tưởng của cô gái Adriana khi cô còn trong trắng. Mỗi một hành động của Gino, ngay cả khi được nhìn bằng ánh mắt tôn thờ của Adriana vẫn hàm chứa sự giả dối đến đê tiện. Khi mừng vui cũng như khi lo âu, nhân vật này luôn luôn bộc lộ bản chất "thằng" của hắn. Chính hắn mới là kẻ bán mình đúng nghĩa. Hắn biết thể hiện một cách tuyệt vời những tình cảm mà hắn không hề rung động. Tính cách ấy không chỉ tác hại trong tình yêu, hắn có thể trở thành chính khách lưu manh, nhà văn bồi bút...
Cô bạn gái Gisella như một cái kích cuối cùng đẩy Adriana xuống vực, bắt đầu từ chuyến đi Viterbo. Gisella muốn biến Adriana thành giống mình để tước đi cái quyền phê phán của cô. Gisella hại bạn hồn nhiên như một trò đùa, nhưng đằng sau cái trò đùa ấy là đặc tính của kẻ ác: kẻ ác không muốn cho ai hạnh phúc hơn mình.
Adriana thì lại quá ngây thơ, đa cảm và rất mực dịu dàng. Cô dễ rớt lệ chỉ vì một câu nói thô bạo. Cô chợt thấm thía nỗi cô đơn của thời con gái khi nghe tiếng nhạc từ công viên vọng tới căn nhà tồi tàn của hai mẹ con cô. Cô không biết đố kỵ, không biết hằn thù. Tâm hồn cô luôn tràn đầy tình cảm trìu mến, biết ơn và nhân hậu. Ngay sau này khi phải điêu đứng khổ sở vì những kẻ xấu, cô cũng không cảm thấy oán trách hay căm thù họ. Cô cay đắng nhận ra sự ngây thơ của mình chỉ gây xúc động cho một số ít người,còn với đa số, nó là trò cười và đẩy họ đến những hành vi đê tiện. Có thể nói với Adriana, phẩm chất tạo nên sự bất hạnh. Giá cô ích kỷ một chút, quyết liệt một chút, cuộc đời cô có thể sẽ khác đi. Bạn đọc Việt Nam hẳn có lúc đã phải bực mình về thái độ chịu đựng của Adriana, nhất là với câu chuyện ở Viterbo. Nhưng đây là một cô gái của thành Rome, của xã hội Ý. Moravia đã để sự ngây thơ đối diện với lừa lọc, dịu dàng đối diện với ác độc. Adriana thua cuộc vì xã hội ấy chưa cho phép đức hạnh chiến thắng. Thật xót xa khi thấy cái trong trắng nhất lại bị vùi trong bùn đen nhơ bẩn nhất. Giống như nàng Kiều ở ta, khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Adriana tự hỏi thế này là thế nào? Cô không nhận ra mình nữa, vừa mới đây thôi cô còn ao ước một hạn phúc gia đình êm ấm bé nhỏ, thế mà giờ đây... Adriana thấy mình chơi vơi giữa một khoảng không rỗng tuyếch, không nơi nào bấu víu, không cách định hướng. hình như Adriana một thân một mình và Adriana giữa mọi người là hai người khác nhau. Nhưng đâu là Adriana thật, đâu là Adriana đang sống? Ở những trang độc thoại nội tâm của Adriana, ngòi bút tiểu thuyết của Moravia tinh tế tột độ trong một sự dịu dàng tàn nhẫn. Ông không né tránh thực tế tàn nhẫn với tất cả những dục vọng thấp hèn của nó. Nhưng lòng ông đầy trắc ẩn trước cái trong trắng bị nhuốm bùn và khao khát vô vọng được trắng trong trở lại.
Nhiều nhà phê bình cho rằng A.Moravia có con mắt của kẻ rình mò, ông quan sát tinh tường những diễn biến trong lòng người và những quy luật chi phối những diễn biến đó. Rất khác với Victor Hugo, ông không hề chiều chuộng những ý muốn lãng mạn khi xây dựng các nhân vật. Chính trong chiều hướng tôn trọng hiện thực vốn có của đời sống, Adriana không thể là vô tội trong sự sa đọa của mình. Cô ham muốn khoái lạc trong tình yêu. Khi tình yêu mất rồi thì ham muốn đó vẫn còn. Cô cũng sợ túng thiếu vất vả. Những đoạn Moravia phân tích cảm giác của Adriana khi cô nhận tiền là những phát hiện kinh ngạc về tâm lý. Adriana rơi vào nghề làm điếm, nhưng cô lại là người biết yêu, say đắm và chung thủy, muốn được hy sinh cho người mình yêu. Những phẩm chất ấy là nghịch lý với nghề nghiệp của cô. Cái bi đát của đời cô cũng là ở đấy. Mối tình đơn phương của cô đối với anh sinh viên Giacomo thật là đẹp. Ngòi bút tế nhị của Moravia đã phân tích rất khéo đâu là tình yêu, đâu chỉ là sự kiếm sống. Việc nọ lồng vào việc kia nhưng rất khác biệt. Tâm trạng Adriana xáo động một cách tội nghiệp trong tình trạng xáo động và chua xót ấy. Moravia ít đưa ra những tính huống gay cấn về sự kiện, nhưng ông lại rất quan tâm tới nhưng đổi thay cảm xúc đột ngột của nhân vật. Ông diễn đạt, lý giải những biến động ấy bằng một sự thấu hiểu kỳ lạ. Sức hấp dẫn lớn nhất của cuốn truyện chính là ở sự khám phá đó.
Nhân vật nào của Moravia cũng có một sức sống linh động, ám ảnh tâm trí người đọc. Astarita, Giacomo, Sonzogno, ba người đàn ông liên quan nhiều tới quãng đời giang hồ của Adriana là cả ba thế giới khác biệt. Ở Astarita, tình yêu chung sống với sự tàn nhẫn, cái nọ truyền say mê cho cái kia. Là một quan chức cảnh sát hắn có một thích thú kỳ lạ là hỏi Adriana chuyện làm tình tỉ mỉ như hỏi cung. Và ở sở cảnh sát mỗi khi phạm nhân phải thú tội, hắn lại có một khoái cảm thể xác như khi chiếm được một người đàn bà. Hắn thích lợi dụng chỗ yếu của phạm nhân để vô hiệu hóa họ suốt đời, và chỗ thất thế của người đàn bà để cưỡng đoạt họ. Thế nhưng hắn lại là kẻ si tình. Hắn yêu Adriana thành kính, cố nhiên thành kính kiểu cảnh sát. Hắn không có hạnh phúc, suốt đời hắn thiếu hạnh phúc không phải do hoàn cảnh bên ngoài, mà do chính bản thân tính cách của hắn.
Chàng thanh niên Giacomo muốn thành một nhà cách mạng nhưng không có bản lĩnh cách mạng, sống như một kẻ đóng vai cao thượng. Adriana đã yêu cái vai hắn đóng nên không được yêu lại. Khi không đóng vai nữa, thì lại lao vào Adriana như thú vật. Con người này không thể sống được vì những mâu thuẫn gay gắt giữa cái ước mơ cao cả và cái thực tại thấp hèn trong bản thân hắn. Hắn là con người đáng thương hơn đáng ghét: khinh bỉ cái tầm thường nhưng lại không đủ sức để cao thượng, hắn đã chọn cái chết để đoạn tuyệt cái thấp hèn. Và đến lúc chết, gương mặt hắn mới có cái vẻ bình thản của kẻ tìm thấy mình.
Sonzogno, tên sát nhân tàn bạo, sức lực vô biên nhưng lại thèm được yêu thương. Moravia rất chú ý đến phép biện chứng của tâm hồn, nhân vật nào của ông cũng phong phú trong tính cách và đầy bất ngờ trong hành vi, nhưng bao giờ cũng hợp lý.
* * *
Tiểu thuyết Cô gái thành Rome được thể hiện qua lời kể của một cô gái điếm, nó khó tránh khỏi những chi tiết có tính chất nghề nghiệp của cô, nhất là tác giả muốn từ đó để phân tích thấu đáo về tâm lý, kể cả tâm lý tình dục. Điều chúng ta quan tâm là lòng thương yêu độ lượng và những chiêm nghiệm việc đời sâu sắc của tác giả. A, Moravia đề nghị với chúng ta cách nhìn nhận, lý giải cái cao cả lẫn cái thấp hèn của con người. Ông đã ký thác vào Adriana những suy nghĩ của ông về xã hội tư bản.
"Cuối cùng, sau khi suy nghĩ một hồi lâu, tôi đi đến kết luận: toàn bộ lỗi là do cặp đùi, bộ ngực, hông của tôi, sắc đẹp của tôi, tất cả những gì mẹ tôi đã tự hào, tất cả những gì không mang dấu vết của tội ác, những gì mà thiên nhiên đã sáng tạo ra... Vì vậy tôi nhận thấy không ai có lỗi cả, mà mọi chuyện đã xảy ra như đã phải xảy ra, tuy rất khủng khiếp và nếu có phải tìm người có lỗi thì tất cả đều có lỗi, mà vô tội thì ai cũng vô tội như nhau".
Đọc A. Moravia là một cách tiếp xúc với nghệ thuật văn học Ý hiện đại. Ở A. Moravia, những cốt cách của tiểu thuyết cổ điển các thế kỷ trước vẫn được tôn trọng, đồng thời khám phá xã hội mà con người đã tiến một bước dài trong cách tái hiện chân thực, không tô vẽ, không cắt xén nhưng đầy lôi cuốn.
Link download ebook Cô gái thành Rome http://www.doko.vn/ebook/
134 - 0
0 nhận xét :
Đăng nhận xét